Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

Những điều kỳ lạ trong chiến lược marketing của Chanel

Chiến lược Marketing Online của các hãng thời trang lớn luôn làm giới truyền thông phải trầm trồ khen ngợi và thật sự thán phục. 

Chanel là một trong những thương hiệu thời trang uy tín nhất thế giới với các dòng sản phẩm như thời trang cao cấp, quần áo may sẵn, phụ kiện, nữ trang và nước hoa vì là đẳng cấp nên những chiến lược marketing của họ cũng luôn đẳng cấp và thu hút người xem.

là một hãng thời trang với những thiết kế đơn giản mà tinh tế, cổ điển mà hiện đại, sang trọng mà tiện dụng của Chanel luôn được các phái đẹp trên toàn thế giới ưa chuộng và đầy hấp lực với các tín đồ thời trang.

Trải qua hơn 100 năm, để duy trì được giá trị thương hiệu, Chanel không chỉ chú trọng vào các sản phẩm do hãng thiết kế mà còn dựa vào chiến lược marketing theo từng giai đoạn của thời trang. Tuy vậy, dù với bất cứ chiến lược nào, ở Chanel luôn tồn tại những đặc điểm khác biệt so với những thương hiệu khác từ chiến lược về sản phẩm, giá cả hay cách ứng dụng các phương thức để quảng bá.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về lịch sử của Chanel cũng như các điểm kỳ lạ trong các chiến lược marketing xuyên suốt của thương hiệu này.

Những điều kỳ lạ trong chiến lược marketing của Chanel

Từ hãng sản xuất mũ đến thương hiệu thời trang cao cấp

House of Chanel, thành lập năm 1909, ban đầu là một cửa hiệu thời trang nhỏ dành cho phái nữ tại số 160 đại lộ Malesherbes, Paris. Nơi này là căn hộ của thương nhân Étienne Balsan vốn là người tình của Coco Chanel (tên thật là Gabrielle Chanel) – nhà sáng lập thương hiệu đình đám. Đây cũng là nơi tụ tập của những người đi săn hoặc chơi thể thao thuộc tầng lớp thượng lưu, nên Coco có cơ hội gặp những tình nhân của họ, vốn là những tín đồ của thời trang.

Trong khi đó, các đại gia lại luôn muốn chứng tỏ sự giàu có của mình, họ thường mua quần áo, nữ trang và mũ cho những người tình bé nhỏ này. Nhờ vậy Coco Chanel có thể bán cho họ những chiếc mũ mà bà thiết kế và tự may. Bà có thể kiếm sống mà không phải nhờ vả người tình.

Trải qua giai đoạn phát triển qua thế chiến thứ nhất và thứ hai, Chanel mở rộng mặt hàng của mình sang tất cả các lĩnh vực như quần áo, giày dép, phụ kiện, nước hoa, đồng hồ, mỹ phẩm,... Kể từ đó, thương hiệu ngày càng được mở rộng và nhanh chóng trở thành nhãn hiệu thời trang cao cấp đáng tự hào nhất của ngành công nghiệp thời trang nước Pháp. Hơn bất kì nhãn hiệu nào, Chanel mang trọn vẹn nhiều tinh hoa của ngành thời trang thời đại trước và là chuẩn mực về thời trang cổ điển và kinh điển trong làng thời trang thế giới.

Không phải thời trang, phong cách mới là số 1

Điều này dường như khá kỳ lạ với một hãng thời trang. Có vẻ như Chanel không quá chăm chút cho các sản phẩm của mình sao cho phù hợp với các xu hướng mới nhất khi luôn trung thành với di ngôn của Coco “Thời trang có thể tàn phai, nhưng phong cách là mãi mãi”. Trên thực tế, thương hiệu này có một chiến lược sản phẩm riêng biệt so với những đối thủ cùng phân khúc khác.

Những điều kỳ lạ trong chiến lược marketing của Chanel 1

Từ hãng sản xuất mũ đến thương hiệu thời trang cao cấp

House of Chanel, thành lập năm 1909, ban đầu là một cửa hiệu thời trang nhỏ dành cho phái nữ tại số 160 đại lộ Malesherbes, Paris. Nơi này là căn hộ của thương nhân Étienne Balsan vốn là người tình của Coco Chanel (tên thật là Gabrielle Chanel) – nhà sáng lập thương hiệu đình đám. Đây cũng là nơi tụ tập của những người đi săn hoặc chơi thể thao thuộc tầng lớp thượng lưu, nên Coco có cơ hội gặp những tình nhân của họ, vốn là những tín đồ của thời trang.

Trong khi đó, các đại gia lại luôn muốn chứng tỏ sự giàu có của mình, họ thường mua quần áo, nữ trang và mũ cho những người tình bé nhỏ này. Nhờ vậy Coco Chanel có thể bán cho họ những chiếc mũ mà bà thiết kế và tự may. Bà có thể kiếm sống mà không phải nhờ vả người tình.

Trải qua giai đoạn phát triển qua thế chiến thứ nhất và thứ hai, Chanel mở rộng mặt hàng của mình sang tất cả các lĩnh vực như quần áo, giày dép, phụ kiện, nước hoa, đồng hồ, mỹ phẩm,... Kể từ đó, thương hiệu ngày càng được mở rộng và nhanh chóng trở thành nhãn hiệu thời trang cao cấp đáng tự hào nhất của ngành công nghiệp thời trang nước Pháp. Hơn bất kì nhãn hiệu nào, Chanel mang trọn vẹn nhiều tinh hoa của ngành thời trang thời đại trước và là chuẩn mực về thời trang cổ điển và kinh điển trong làng thời trang thế giới.

Không phải thời trang, phong cách mới là số 1

Điều này dường như khá kỳ lạ với một hãng thời trang. Có vẻ như Chanel không quá chăm chút cho các sản phẩm của mình sao cho phù hợp với các xu hướng mới nhất khi luôn trung thành với di ngôn của Coco “Thời trang có thể tàn phai, nhưng phong cách là mãi mãi”. Trên thực tế, thương hiệu này có một chiến lược sản phẩm riêng biệt so với những đối thủ cùng phân khúc khác.

Những điều kỳ lạ trong chiến lược marketing của Chanel 2


Thương hiệu này quan niệm hãy cứ làm tốt công việc của mình trước khi để ý đến những đối thủ khác vì đằng nào điều này cũng không thể làm thay đổi các sản phẩm của họ. Cho dù hiện nay, Louis Vuitton hay Gucci là các hãng thời trang thu được nhiều lợi nhuận nhất thì Chanel cũng không muốn học theo những bài học của thương hiệu khác vì nghĩ rằng nó không phù hợp với mình.

Nói không với giảm giá

Bất kỳ một hãng thời trang nào từ Prada, Versace, Valentino hay Burberry cũng đều có những chiến dịch giảm giá mang tính thời vụ để thúc đẩy tăng trưởng doanh số, đồng thời lấy lòng được các khách hàng.

Chanel, dường như không đồng tình với chiến lược phổ biến trên và không bao giờ giảm giá dù chỉ là một xu với những sản phẩm chiến lược của mình như Chanel classic bag 2.55 và 11.12, Chanel boy, dòng nước hoa Chanel No5, Chanel tweed jacket hay những chiếc váy “little black dress”, có chăng chỉ là sự điều chỉnh ở các thị trường để phù hợp và không ảnh hưởng đến mức giá cố định. Thương hiệu này thừa hiểu rằng, chẳng việc gì phải giảm giá chúng khi dù có tăng giá thì khách hàng vẫn cứ mua.

Để tăng trưởng doanh thu, Chanel lựa chọn một chiến lược khác, đó là phát triển những dòng sản phẩm bình dân hơn để thỏa mãn nhu cầu sở hữu một đồ dùng của hãng của khách hàng. Các dòng sản phẩm làm đẹp như son, dưỡng da, make-up hay các loại phụ kiện như kính mắt, đồng hồ với giá cả hợp với túi tiền hơn được ra mắt, nhằm phục vụ cho phân khúc khách hàng trung lưu và các thị trường mới nổi tại châu Á.

Với những mức giá được cho là phải chăng khiến bất cứ tín đồ thời trang nào cũng có thể mua được, doanh số của Chanel vẫn tăng trưởng đều đặn mà không cần giảm giá, đồng thời duy trì được vị thế thương hiệu. Các chiến dịch đầu tư vào các thị trường mới nổi đang cho thấy những kết quả khả quan.

Mạng xã hội chỉ để khẳng định đẳng cấp

Chanel có tài khoản Facebook, Instagram, Twitter nhưng cư dân mạng đừng trông mong có thể nhận được những phản hồi từ hãng qua những bình luận trên mạng xã hội. Nếu thực sự quan tâm và muốn mua hàng, hay đến các showroom của Chanel để trực tiếp chọn đồ, ở đó bạn mới là những “thượng đế” thực sự chứ không phải trên mạng.

Rõ ràng là Chanel rất theo kịp xu hướng social media marketing khi sử dụng mạng xã hội để quảng bá thương hiệu đến giới trẻ, nhưng cũng rất “khó tính” khi chơi theo luật riêng của mình. Điều này có thể lý giải vì Chanel tự định vị mình là thương hiệu cao cấp (dù thực tế đúng là vậy) nên không có chuyện hãng này lại hành xử giống như các hãng thời trang phổ thông khác.

Mục đích của việc sử dụng mạng xã hội thực chất chỉ để cung cấp các thông tin mới nhất, các sự kiện diễn thời trang hay bộ sưu tập mới ra mắt của Chanel để tăng độ hiện diện thương hiệu chứ không phải vì mục tiêu bán hàng. Hãng này chú trọng việc chăm sóc và tư vấn khách hàng một cách tỉ mỉ, mang lại những trải nghiệm tốt nhất một cách trực tiếp, chứ không chỉ một vài câu trả lời ngắn gọn trên Facebook hay Instagram.

Bảo thủ, kiêu kỳ nhưng dường như Chanel chưa hề có ý định thay đổi chiến lược marketing của mình. Chỉ biết rằng, với những khác biệt này, thương hiệu này vẫn đang làm ăn và duy trì được vị thế khá hiệu quả.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét