Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Đánh giá hoạt động của 1 fanpage qua 5 chỉ số

Fanpage trên Facebook hiện đang được người dùng phát triển mạnh mẽ. Nhưng để quản lý nó là điều không hề dễ dàng. Bạn là người ban hang truc tuyen trên Internet. Bạn lập 1 fanpage trên Face để chia sẻ những sản phẩm kinh doanh của mình, nhưng bạn lại không thể đánh giá hoạt động của mình là tốt hay không so với các Fanpage kinh doanh khác.

Dựa vào 5 chỉ số dưới đây bạn sẽ đánh giá được hoạt động Fanpage của mình


1. Độ lớn của Fan page (lượt like)

Số lượng người thích fanpage (like) của thương hiệu là một trong những chỉ số quan trọng nhất bạn cần theo dõi và đánh giá thường xuyên. Nếu như fan page mới thì chỉ số like cần phải quan tâm trước tiên vì đó là giúp sản phẩm của bạn được chia sẻ và tương tác thương hiệu sau này của bạn. Ngoài ra nó cũng có hai ý nghĩa liên quan đến hiệu quả hoạt động của page bao gồm:
– Tăng trưởng tự nhiên:
– Trong quảng cáo Facebook: 
– So sánh với đối thủ cạnh tranh: 
Đánh giá hoạt động của 1 fanpage qua 5 chỉ số

2. Tỷ lệ tương tác (Engagement Rate – ER)

Như bài viết làm gì khi Organic Rate về 0%, ER là chỉ số quan trọng nhất trong thời điểm hiện tại khi bạn đang cố gắng duy trì hoạt động của page tốt như trước kia. ER chung càng cao thì organic reach sẽ càng tốt do thuật toán hiển thị của Facebook sẽ lựa chọn nội dung của bạn để thể hiện trên newsfeed của fan.

Công thức tính ER:


Bạn hãy xuất dữ liệu từ insight trong fan page theo biến số là bài đăng để có những data này. Lưu ý: like, comment, share là tổng số tương tác có được từ “Tổng số bài đăng”, và tất cả thông số này được tính trong cùng 1 khoảng thời gian nhất định.

Nếu bạn muốn so sánh chỉ số này với đối thủ cạnh tranh, hãy tìm đến các trang tổng hợp về social medianhư social bakers để tìm thông số của thương hiệu đó. Tất nhiên, chỉ thương hiệu nổi tiếng hoặc thuộc top mới có trong danh sách này.

Vì chỉ số này rất quan trọng, nên tôi khuyên các bạn, nếu như ER quá thấp so với các thương hiệu khác trong ngành, hãy ra quyết định quảng cáo hoặc tổ sức sự kiện, khuyến mãi (offer) để tăng mức tương tác.

3. Loại bài đăng có khả năng tương tác tốt

Facebook phân loại các post của bạn thành: Nội dung (Status), Note, Link, Ảnh, Video

Bạn có thể theo dõi chỉ số này ở hai chế độ: có hướng tới đối tượng (thông số sẽ bao gồm hiệu quả của các quảng cáo) và tự nhiên (loại bỏ các tác động từ quảng cáo). Các con số này chỉ ra rằng loại bài đăng nào được fan và bạn của fan tương tác tốt nhất.

Là người ban hang online khi bạn đã nắm được xu hướng này, thì bạn sẽ có hướng để tinh chỉnh cách thể hiện nội dung (chữ, ảnh, video hay link) sao cho post đó sẽ có ER cao nhất có thể.

4. Share

So với like hay comment thì share là một hành động có mức độ gắn kết cao nhất trong hệ thống mạng xã hội và hành vi tạo ra độ lan truyền, tạo sự tin tưởng cao. Share sẽ giúp reach của page tăng mạnh hơn do các nội dung được chia sẻ sẽ dễ dàng hiển thị trên news feed của những người chưa là fan của bạn. Mặt khác, về mặt kỹ thuật, hành vi này sẽ giúp các nội dung sau này sẽ dễ dàng hiện ở news feed của fan hơn vì thuật toán EdgeRank được tinh chỉnh dựa trên hành vi tương tác của người dùng. Nói cách khác, fan càng tương tác với một fan page thì nội dung của fan page sẽ càng được xuất hiện nhiều hơn.

Xét về mặt giá trị nội dung, một post được share thì điều đó có nghĩa là nội dung này hấp dẫn, dẫn đến những người nhìn thấy post sẽ tương tác nhiều hơn, và ER tăng.

Việc thống kê lượng share sẽ cần việc xuất dữ liệu thô theo ngày từ Facebook Insight. Bạn nên so sánh tổng lượng share theo ngày, tuần và tháng để có cái nhìn tổng quát tốt hơn xem Page đang hoạt động hiệu quả về mặt nội dung đến đầu để có kế hoạch đầu tư vào các tháng tiếp theo.

5. Reach

Với ý nghĩa thực sự của reach thì đây là chỉ số được xếp thứ tự quan trọng sau cùng vì reach cao không đồng nghĩa fan page của bạn tốt. Tuy nhiên, không có chỉ số reach thì bạn cũng không thể đo lượng mức độ lan tỏa nội dung đến mức độ nào.

Reach gồm hai loại: tự nhiên và trả tiền. Reach tự nhiên (organic reach) là việc nội dung được nhìn thấy bởi fan và những người nhìn thấy trên news feed do bạn bè của họ tương tác nhiều với nội dung đó (lan truyền – virality). Reach trả tiền (paid reach) thuần túy là reach mang tới từ việc sử dụng tính năng quảng cáo của Facebook để tiếp cận tới những nhóm người sử dụng Facebook cụ thể mà mình muốn hướng tới.

Kết luận

Việc theo dõi và báo cáo hoạt động của fan page Facebook nên được làm hàng tuần và hàng tháng. Khi đánh giá các chỉ số, việc so sánh chéo giữa các chỉ số là cần thiết thay vì chỉ đánh giá vào từng chỉ số cá biệt. Nguyên nhân là do sự thay đổi một chỉ số có thể ảnh hưởng tới những chỉ số khác như một hệ quả, ví dụ: tăng like => tăng reach, tăng tương tác => tăng reach, tăng reach => tăng like,…

Chỉ số quan trọng nhất bạn cần giữ vững như một yếu tố cốt lõi nhất là ER vì nó mang tới giá trị thật cho fan page, thúc đẩy conversion rate từ Facebook.
Theo: marketingbakers.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét