Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Tuyệt chiêu "gián điệp" trong chiến lược Socical media Marketing

"Gián điệp" là cụm từ không được mọi người đánh giá cao nhưng đối với chiến lược social media marketing thì dùng gián điệp để theo dõi đối thủ. Từ đó đưa ra những giải pháp cạnh tranh, các chiến lược kinh doanh marketing online để hạ gục đối thủ. Vậy làm thế nào để có chiến lược "gián điệp" tốt cho doanh nghiệp của mình.

Tuyệt chiêu "gián điệp" trong chiến lược Socical media Marketing
Gián điệp trong chiến lược Socical media Marketing

Chia sẻ Tuyệt chiêu "gián điệp" trong chiến lược Socical media Marketing.


Đâu tiên xin chia sẻ với bạn đọc về những nguyên tắc cơ bản thông qua những câu hỏi để doanh nghiệp có chiến lược Marketing thành công.

- Doanh nghiệp đã tham gia vào ban hang truc tuyen thì có nên xuất hiện trên các trang mạng xã hội? Điều đó có thực sự cần thiết?
- Nên chọn mạng xã hội nào để tiếp thị?
- Cách xây dựng doanh nghiệp từ gốc như thế nào?
- Những nội dung chúng ta có thể cung cấp là gì, và nên post nó khi nào là hợp lý.

Những chủ doanh nghiệp muốn xây dựng chiến lược cho chính doanh nghiệp mình; những chuyên gia Marketing – những người cần thuyết phục CEO của họ “đổ tiền” vào các hoạt động social media hay những cố vấn chiến lược cho khách hàng của mình, tất nhiên, phải trả lời những câu hỏi trên.

Không chỉ phải tự tìm hiểu mà các doanh nghiệp có thể trả lời các câu hỏi trên thông qua đối thủ của mình. 

1. So sánh quy mô đối tượng tiếp cận

Bạn nên chú ý đến lượng fan hay lượng followers mà đối thủ bạn đang có. Những con số này có thể giúp bạn trả lời những câu hỏi quan trọng dưới đây:

a. Doanh nghiệp của chúng ta có nên xuất hiện trên social? Nó có thực sự cần thiết?

Nếu đối thủ có fan trên social, dù là 100 hay 100.000, thì câu trả lời là CÓ. Nếu không thì những khách hàng khác (những người chưa là fan hay sắp thành fan) sẽ bị họ cuỗn mất.

b. Nếu có thì nên chọn kênh social nào?

Có chắc là đối thủ đã dàn trận trên tất cả các mạng xã hội như Facebook, LinkedIn, hay là có một số mạng họ đã lãng quên (ví như Pinterst chẳng hạn)? Nếu câu trả lời là có, điều này có nghĩa là:

- Pinterst không phải là lựa chọn cho ngành hàng của bạn

- Hoặc, với sự sáng tạo của mình, đây là cơ hội cho chính bạn

c. Bạn có đang “nhắm” đến tất cả đối tượng mục tiêu?

Tìm hiểu đối thủ không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu chiến lược social của họ. Nếu bạn đã từng sử dụng social media, nhưng vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn, thì hay nhìn lại số lượng fan trên social của đối thủ, từ đó có thể giúp đánh giá rằng bạn có thể tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng như mong muốn hay không, hay là vẫn còn cơ hội để phát triển mạng lưới của mình.

Cách so sánh số lượng khách hàng của đối thủ

Đầu tiên, bạn sẽ muốn biết đối thủ đang mạnh ở mạng social nào. Để biết được điều này, hãy “giám sát” website/blog để xem những icon của các mạng social xuất hiện trong mục “Contact us”

Tiếp theo, lên Google và đánh vào ô tìm kiếm tên của đối thủ. Thường thì những mạng social hoạt động mạnh của họ sẽ xuất hiện trong 3 trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm.

Một khi đã khám phá ra điều trên, hãy tìm hiểu lượng fan/follower bằng cách xem profile của họ và nếu có thể thì lưu giữ nó lại.

Cách khác, có thể dùng những công cụ dưới đây để tìm hiểu, phân tích và đánh giá sự phát triển trên social của đối thủ

Facebook Pages to Watch

Nếu bạn đã có Facebook, thì có thể dùng công cụ “Pages to watch” trên mục quản lý của bạn và add Facebook của đối thủ để xem họ có bao nhiêu like và đánh giá mức độ tăng trưởng theo từng tuần.

Đơn giản là dùng Add pages link để add một trang mới vào danh sách của bạn. Nếu nhận thấy mức độ tăng lượng fan, tương tác mạnh của đối thủ thì hãy tìm hiểu : Họ đã làm gì mà dữ vậy? (bằng cách vào page của họ thôi). Đây là chức năng mới và khá hay của facebook.

Twitter Counter

Công cụ này cho phép bạn biết sự tăng trưởng lượng follower trên trang đối thủ (chỉ miễn phí trong 3 tháng thôi). Bạn có thể đăng nhập 2 tài khoản để so sánh sự tăng lượng followers trên Twitter.

Wildfire

Để dễ dàng so sánh sự tăng trưởng trên social (Twitter followers, Facebook likes hay vòng kết nối Google+), thử công cụ miễn phí của Wildfire có tên Who’s Winning in Social. Nó sẽ cho bạn biết được những chỉ số trên bằng cách đánh tên trang (hoặc URL) của trang social mà đối thủ sử dụng

Điểm đặc biệt là bạn không chỉ biết được số lượng khách hàng mà còn biết cả sự tăng trưởng trong vòng 3 năm qua của trang.

Rival IQ

Nếu muốn đánh giá nhiều đối thủ (không hạn chế) và so sánh social của họ với bạn, thì thử dùng Rival IQ.

Rival IQ so sách lượng Twitter Follower

2. Đo lường sự tương tác

Mặc dù lợi hại nhưng số lượng khách hàng không thể nói lên tất cả. Chắc chắn rằng bạn không muốn lặp lại những chiêu mà đối thủ đã sử dụng để thu hút khách hàng của họ đúng không? (có khi họ đã mua số lượng like hay followers để làm mạnh chính họ chứ không hẳn là một sự gắn kết tự nguyện.). Đó chính là lý do tại sao quan tâm đến việc tương tác của đối thủ với khách hàng lại quan trọng đến vậy

Bạn có thể sử dụng công cụ Facebook competitive Analysis Report để có những phân tích sâu về mối tương tác của những trang có lượng like trên 250.000. Những đồ thị sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát về lượng fan trên từng post của admin, ngay cả những post của fan, lượng sharing, lượng người trao đổi về nhãn hiệu, và công cụ còn cho biết những trang nào có sự tương tác tốt nhất.

SimplyMeasured Facebook đánh giá hoạt động tương tác

Bên cạnh những đồ thị là những bảng biểu thị những post của các trang facebook, được chia chi tiết theo từng mục (thể loại: photo, video, text hay link) và cách thức người ta tương tác (like, chia sẻ hay comment)

Với Twitter, có thể dùng Twitter Customer Service Analysis Report với những tính năng gần như tương tự.

Với những mạng xã hội khác, cũng có những công cụ tương tự

- Twitter (Twitter Customer Service Analysis Report)
- Google + (Google+ Page Report)
- Instagram (Instagram User Report)

3. Cách thức xây dựng một Profile

Tiếp theo là quan tâm đến việc đối thủ đã xây dựng Profile của họ như thế nào? Điều này sẽ hữu ích cho bạn để thiết kế ra lý lịch của riêng mình. Dưới đây là những yếu tố giúp cho việc tạo lập Profile:

Cover Photos

Các mạng xã hội hầu như đều cho phép chúng ta tự chọn những bức ảnh đại diện cho trang của mình. Nếu bạn vẫn chưa biết làm sao để tận dụng điều này hiệu quả thì cùng tìm hiểu một số ví dụ của những trang social nổi bật:

Mô tả

Tiếp theo là tìm hiểu việc đối thủ giới thiệu thế nào về họ trên Social. Tại sao những điều này quan trọng? Đơn giản là làm sao bạn có thể tạo ấn tượng với người xem chỉ với những đoạn text bị giới hạn về số chữ, không dễ dàng chút nào phải ko?

Có thể bạn copy thành một bản Word những mô tả này, hay nếu bạn có dùng công cụ Rival IQ (đã được đề cập ở trên), thì bạn có thể dễ dàng theo dõi điều này trên tất cả các trang Social của đối thủ

Links

Những đường links là chìa khóa lôi kéo mọi người quay trở lại trang Social của bạn. Khi phân tích đối thủ, xem thử ở vị trí nào thì họ đặt link website của họ, loại link họ dùng (Trang chủ, trang bán hàng,…). Và cách nào để họ thuyết phục khách hàng sẽ nhấp chuột vào link đó.

Thông thường, các link thường được đặt ở phần giới thiệu, và 3/5 là kèm theo một đường dẫn để kêu gọi khách hàng sử dụng thử sản phẩm của họ

Phân tích nội dung các Post

Cuối dùng là nội dung post. Để có thể tạo được mối quan hệ tốt với khách hàng, bạn phải có những nội dung hấp dẫn để người xem có thể tương tác. Để có một kế hoạch post những nội dung hay, hãy trả lời những câu hỏi sau:

- Tần suất post như thế nào là hợp lý trên các mạng social khác nhau? Có phải người dùng Twitter mong muốn có nhiều thông tin hơn người dùng Facebook? Một lần một ngày, là nhiều hay ít?

- Nên post hình ảnh, video hay chỉ text thôi?

- Làm sao để đánh giá được một post là thành công? Mục tiêu của tôi nên lại mọi người sẽ like, share, comment hay là click vào link?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét